Bí quyết mở đại lý gạo

Tầm quan trọng của gạo

Việt Nam Đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Đã từ xa xưa Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lúa gạo thuộc top hàng đầu thế giới. Với những tiềm năng sẵn có, lúa gạo Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú với giá cạnh tranh khác nhau. Hơn thế nữa với mức độ dân số ngày càng đông, nhu cầu ăn uống ngày càng tăng và gạo chính là lương thực thiết yếu trong mọi thời đại kể cả thời buổi hội nhập như hiện nay. Từ đó mở đại lý gạo được xem là một nghề kinh doanh hot.

cách mở đại lý gạo

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đó, tại sao bạn không nghĩ đến việc kinh doanh gạo để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người hiện nay. Với sự hội nhập tăng tốc của xã hội hiện nay, việc làm giàu từ kinh doanh đại lý gạo không hề khó nếu tìm được bí quyết mở đại lý gạo thành công.

Những điều cần biết để mở đại lý gạo:

Mở đại lý gạo khó không?

Với thị trường cạnh tranh như hiện nay kinh doanh gạo như thế nào để thành công? và nó có khó không? Đối với những người đã từng có kinh nghiệm kinh doanh thì việc mở đại lý gạo chắc hẳn không có gì khó khăn, tuy nhiên, đối với những người chân ướt chân ráo mới bắt đầu thử sức thì muốn mở đại lý gạo có thể gọi là khó. Vấn đề bạn có thật sự muốn kinh doanh thành công và nổ lực thật sự với niềm đam mê của mình không?

mở đại lý gạo

 

“Nhiều người cứ nghĩ kinh doanh gạo lãi lời chẳng được bao nhiêu, khi mỗi cân gạo lãi có vài ngàn đồng. Nhưng họ đã nhầm. Với mặt hàng gạo, mỗi khách hàng không phải là một người, mà là cả một gia đình, một người đến mua nhưng có 4 người ở nhà ăn. Thêm vào đó, vòng quay của gạo là cố định. Mỗi một hộ gia đình 1 tháng mình bán cho họ 20 kg gạo, lãi 100 ngàn đồng. Nhưng nếu khách hàng của mình là 1000 hộ gia đình, hay 10.000 hộ gia đình thì hoàn toàn khác”- đây là một lời chia sẽ của một ông chủ đại lý gạo với nhiều kinh nghiệm.

Cách mở đại lý gạo thành công:

  • Nghiên cứu kĩ thị trường: nghiên cứu thị trường thật kỹ để biết những gì mà đối thủ của bạn đang làm để định hình hướng đi cho tốt. Bạn phải nắm cực rõ về khái niệm: chính phẩm (gạo) và phụ phẩm như (tấm, cám và các loại gạo thô khác). Từ việc nắm những khái niệm cơ bản đó, bạn sẽ biết mình cần tư vấn thế nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhóm khách hàng mà bạn hướng đến. Không chỉ là gạo mà bất kì một sản phẩm nào cũng đều cần nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường bạn cần nắm bắt những thông tin gi? Một vài thông tin cần thiết bạn cần nắm bắt như sau: Nhu cầu khách hàng, Mặt bằng buôn bán, Loại gạo và giá cả, Đối thủ cạnh tranh, nguồn nhập sỉ và bán sỉ

mở đại lý gạo cấp 1

  • Nguồn vốn: Đây được xem là yếu tố quyết định khá quan trọng vì mọi thứ bạn cần đều được phụ thuộc vào yếu tố này.
  • Thứ nhất là nguồn vốn nhập hàng: đầu tiên các bạn nên nhập hàng số lượng ít tại các vựa lớn, các kho gạo ở địa phương. Đây là những nơi sẽ cung cấp đủ các loại gạo cho bạn bán. Bán được 1 đến 2 tháng bạn sẽ tìm ra đối tượng bạn hướng tới là ai? Loại gạo họ thường ăn là gạo gì ? Và họ có những có những phản hồi như thế nào từ đại lý mình?  Tùy vào quy mô của đại lý và nguồn hàng bạn nhập tương đương vốn bạn bỏ ra thường giao động từ 20.000.000 – 50.000.000 đồng cho vốn nhập hàng.
  • Thứ hai là các chi phí liên quan phát sinh: chi phí mặt bằng, chi phí trưng bày, chi phí nhân sự.. nếu bạn có mặt bằng để kinh doanh thì thật tuyệt còn không thì phải tốn chi phí tầm 4-15 triệu đồng tùy vị trí. Tổng các chi phí phát sinh này dao động khoảng 10-30 triệu.
  • Nguồn hàng: Để có nguồn cung cấp tốt và giá bán rẻ, sau khi ổn định tình hình kinh doanh, bạn bắt đầu lấy hàng trực tiếp từ chợ gạo để tăng lợi nhuận. Mặt hàng chất lượng tốt và đảm bảo an toàn sẽ giúp bạn lấy được lòng tin khách hàng, duy trì được đại lý gạo của mình. Vì vậy, bạn cần tìm nguồn hàng đảm bảo uy tín, chất lượng, đồng thời giá cả phải chăng, phù hợp. Những loại gạo thường được khách hàng tìm mua đó là: gạo dẻo thường 64 hoặc gạo nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên); gạo dẻo, thơm vừa (Jasmine, Thơm Lài); còn gạo đặc sản thì có Nàng thơm chợ Đào, ST25; gạo thơm Thái, Hàm Châu; tấm nguyên liệu thì tấm thường, tấm nở, tấm thơm; gạo nở thường 504; gạo nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm châu); gạo dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên); gạo dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên); gạo nếp…

mở đại lý gạo và bí quyết số 4

  • Tìm nơi phân phối: Quán ăn, quán cơm, trại chăn nuôi, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn, trường học,..chính là những nơi mà bạn có thể tham khảo để khoanh vùng tiếp cận và quảng cáo.

Nếu bạn đã sẵn sàng với mọi thứ thì hãy bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh của mình ngay hôm nay đi nào. Ngoài những bước cơ bản trên,bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như là lựa chọn tên thương hiệu sao cho thu hút khách hàng, dễ nhớ và ấn tượng. Hãy chia sẽ những kinh nghiệm mở đại lý gạo hay để mọi người cùng học hỏi nhé!

Liên hệ với chúng tôi:

Bạn chưa có kinh nghiệm để mở đại lý gạo?

Bạn đang kinh doanh gạo nhưng chưa thành công?

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0962337790 để được hỗ trợ về cách mở đại lý gạo tốt nhất.

mở đại lý kinh doanh gạo

Chúng tôi nhà cung cấp gạo miền Nam chủ yếu là TpHCM và các tỉnh lân cận cam kết về chất lượng sản phẩm cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lúa gạo. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được bạn cần làm gì để thành công!

Nếu có điều gì thắc mắc vui lòng gửi về hòm thư gaosachonline.com@gmail.com để được tư vấn mở đại lý gạo